Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Những ngày gần đây, nhiều người lao động đã quyết định nghỉ việc nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do  dịch bệnh Covid-19  gây ra. Trong số đó, có người lao động không biết phải làm những thủ tục gì để được hưởng trợ cấp thất nghiệp; bởi vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh để làm rõ về vấn đề này nhằm giúp người lao động đảm bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của mình.

PV: Do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, người lao động tự nguyện nghỉ việc và được doanh nghiệp đồng ý, vậy người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 49 Luật việc làm năm 2013, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thỏa các điều kiện sau:

- Một là, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

- Hai là, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

PV: Trong hồ sơ nộp lên trung tâm dịch vụ việc làm thì người lao động phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong trường hợp nêu trên sẽ gồm các loại giấy tờ sau:

- Một là, đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Thực tế, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ cung cấp mẫu này cho người lao động.

- Hai là, bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

- Ba là, sổ bảo hiểm xã hội (đã có xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội).

PV: Vậy số tiền trợ cấp thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng là bao nhiêu, thưa luật sư?

Luật sư Phạm Thanh Hữu: Căn cứ vào Điều 50 Luật việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Lưu ý, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời điểm người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

PV: Vâng, xin cảm ơn luật sư!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét