Gắp thức ăn cho người ngồi cùng bàn , nhất là người lớn hơn mình, là thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, là nét văn hóa lâu đời. Nhưng theo suy nghĩ của tôi, văn hóa đó xuất phát từ nền kinh tế còn khó khăn, khi mà những thức ăn ngon được ưu tiên cho người cao niên hoặc khách.
Còn bây giờ chúng ta ăn theo nhu cầu, vì vậy phải hết sức tinh tế và khéo léo để khỏi phải làm phiền người khác, mà theo tôi tốt nhất là không gắp, chỉ mời để thể hiện phép lịch sự, chỉ nên gắp khi biết họ thực sự thích món đó hoặc người ta nhờ.
Binh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Huynh
Độc giả Hungvu cho rằng : "Trong những nước sử dụng đũa để ăn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... tôi thấy cách dùng của người Việt mất vệ sinh nhất. Đơn giản vì tất cả dùng đũa để gắp, khoắng, khuấy, chọn miếng ăn trong một cái đĩa/bát chung và dùng chung một bát nước chấm. Chắc hẳn ai cũng ăn lẩu, hãy nhìn cái nồi lẩu xem bao nhiêu loại nước bọt được thẩm thấu trong đó"
Độc giả Mai Hong Nhung kể : "Tôi cũng rất sợ việc gắp đồ ăn cho nhau, rất mất vệ sinh. Thói quen ăn uống tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới người khác, đặc biệt người không cùng gia đình. Vẫn nhớ có lần ở nhà chồng tôi ngậm ngùi ăn cơm không vì có người mút đũa rồi gắp đồ ăn, rồi ngoáy vào tô canh, bát nước mắm để nếm thử xem vừa miệng không. Tôi nhìn thấy sợ quá không dám ăn gì ngoài cơm trắng. Do thói quen ăn uống không hợp nên mỗi lần về nhà chồng là tôi phải mua sẵn nước đóng chai, ít đồ ăn để nếu cần còn có cái ăn, và lần nào về lại thì cũng tụt mấy kilogram".
Độc giả Haivy Nguyen :
"Không biết từ bao giờ tôi đã ý thức là không gấp thức ăn cho mọi người ngồi cùng bàn. Nhưng khổ nỗi bên gia đình anh xã tôi khi ngồi mâm toàn là các cô dì lớn tuổi. Không gấp thức ăn thì sợ bị nói, còn gấp thì phải lựa miếng ngon mà gấp chứ không các cô dì không khéo lại nghĩ mình gấp miếng dở.
Tôi thì chỉ biết cố gắn làm cho xong bổn phận dâu con. Nếu được tôi sẽ dùng một đôi đũa riêng biệt chỉ để gấp. Còn đũa tôi ăn thì không gấp cho ai. Nhưng có điều không gấp thức ăn thì thật sự rất ngại. Vì ở bàn ăn còn có những chị dâu chị chồng nên tôi không thoải mái. Và ở chiều ngược lại tôi được chị chồng gấp thức ăn cho. Vừa ngại vừa biết ơn chị thương mình mới thế.
Nhưng cũng khổ là phải cố gắng ăn đôi khi cả một miếng thịt gà, thịt vịt to đùng. Vừa cứng vừa dai thậm chí là mỡ tôi không quen ăn. Nhưng không cách nào từ chối được nên ngậm bồ hòn.
Nói thật người thân trong gia đình với nhau. không gấp thức ăn cho nhau thì cảm nhận tình cảm sự quan tâm thiếu và rời gạt không gắn bó. Tính tôi sống nội tâm mặt dù bên ngoài đôi khi cũng sôi nổi. Nhưng khi đi dự tiệc hay buổi lễ tôi cố gắn không gấp thức ăn cho ai, và càng không muốn ai đó gấp thức ăn cho mình"
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét